Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mổ lấy thai, hay còn gọi là sinh mổ, là sinh con bằng biện pháp phẫu thuật. Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, và việc hồi phục sẽ tốn nhiều thời gian hơn sinh thường cũng như đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Nếu sinh mổ mà không gặp phải biến chứng, bạn sẽ phải nằm lại trong bệnh viện khoảng ba ngày, và phải mất từ bốn đến sáu tuần để bạn ngừng chảy máu, tiết dịch, và chấm dứt hầu hết mọi biện pháp chăm sóc vết thương mà bạn phải thực hiện.[1] [2] Cùng với sự chăm sóc phù hợp từ đội ngũ chăm sóc sức khỏe, sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè, và tự chăm sóc tại nhà, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Hồi phục trong bệnh viện

Tải về bản PDF
  1. Bạn sẽ phải nằm lại trong bệnh viện từ hai đến ba ngày. Trong 24 giờ đầu tiên, bạn được khuyến khích đứng lên và đi dạo. Cử động sẽ giúp ngăn chặn tác dụng phụ phổ biến của sinh mổ như táo bón và đầy hơi trong bụng cũng như các biến chứng nguy hiểm khác như tụ máu. Y tá sẽ theo dõi cử động của bạn.[3]
    • Bắt đầu bước đi thường sẽ khá khó chịu, nhưng cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  2. Ngay khi đã cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể bắt đầu cho con bú sữa mẹ hoặc bú bình. Nhờ y tá hoặc chuyên viên hướng dẫn cho bú giúp bạn điều chỉnh tư thế của mình và của bé theo cách không tạo áp lực lên phần bụng đang hồi phục của bạn.[4] Một chiếc gối sẽ rất hữu dụng.
  3. Trò chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cách chăm sóc phòng ngừa, bao gồm tiêm chủng, để bảo vệ sức khỏe của bạn và của bé. Nếu bạn chưa tiêm chủng các loại vắc xin mới nhất, thời gian nằm viện sẽ là thời điểm thuận lợi để thực hiện điều này.[5]
  4. Giữ cho tay luôn sạch sẽ trong suốt thời gian nằm viện, và đừng do dự khi phải yêu cầu bác sĩ và y tá khử trùng tay của họ trước khi chạm vào bạn hoặc con của bạn. Các bệnh nhiễm trùng trong bệnh viện chẳng hạn như nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) có thể được phòng ngừa chỉ đơn giản bằng cách rửa tay.[6]
  5. Sau khi rời khỏi bệnh viện, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tiến hành tái khám trong khoảng từ bốn đến sáu tuần hoặc sớm hơn, tùy thuộc vào bác sĩ của bạn.[7]
    • Một số bệnh nhân đến phòng mạch một vài ngày sau khi xuất viện để gỡ bỏ ghim phẫu thuật hoặc để kiểm tra vết mổ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Hồi phục tại nhà

Tải về bản PDF
  1. Bạn nên ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm nếu có thể. Ngủ khuyến khích sự phát triển của mô, giúp vết thương hồi phục. Ngủ cũng sẽ giảm thiểu mức độ căng thẳng, từ đó, làm giảm viêm nhiễm và cải thiện sức khỏe của bạn.[8]
    • Ngủ đủ giấc với trẻ sơ sinh sẽ khá khó khăn! Bạn nên nhờ bạn đời hoặc một người trưởng thành khác trong gia đình thức giấc vào ban đêm. Nếu bạn đang cho con bú, họ có thể bồng bé đến cho bạn. Hãy nhớ rằng tình trạng khóc đêm sẽ tự hết: bạn nên lắng nghe một vài giây trước khi quyết định rời khỏi giường.[9]
    • Ngủ trưa khi có thể. Khi con của bạn ngủ trưa, bạn cũng nên ngủ. Khi khách đến thăm em bé, bạn nên nhờ họ trông con giúp để chợp mắt một chút. Đây không phải là hành động thô lỗ: bạn đang hồi phục sau phẫu thuật.[10]
  2. Uống nước lọc và các loại thức uống khác để bù đắp cho lượng chất lỏng đã mất trong suốt quá trình sinh nở và để ngăn ngừa táo bón. Lượng chất lỏng mà bạn tiêu thụ sẽ được giám sát khi bạn còn ở bệnh viện, nhưng một khi đã về nhà, bạn là người chịu trách nhiệm phải uống đủ nước. Khi cho con bú, bạn nên để một cốc nước bên cạnh. [11]
    • Không có bất kỳ một liều lượng nước cụ thể nào mà một người cần phải uống mỗi ngày. Bạn nên uống đủ nước để không cảm thấy khô hoặc khát nước. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, bạn đang bị thiếu nước, và nên uống nhiều nước hơn.[12]
    • Trong một vài trường hợp, bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn giảm hoặc giữ nguyên lượng nước uống.
  3. Ăn các bữa chính và bữa phụ đầy dưỡng chất là điều đặc biệt quan trọng khi bạn đang hồi phục sau phẫu thuật. Hệ thống tiêu hóa của bạn đang hồi phục, vì vậy, bạn cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thông thường của mình đôi chút. Nếu bạn bị khó chịu bụng, hãy dùng thức ăn nhạt, không chứa nhiều dầu mỡ, như cơm, gà nướng, sữa chua, và bánh mì nướng.
    • Nếu bị táo bón, bạn nên tăng lượng chất xơ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng đáng kể lượng chất xơ trong chế độ ăn hoặc dùng thực phẩm bổ sung chất xơ.[13]
    • Tiếp tục uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai để thúc đẩy quá trình hồi phục.
    • Nấu ăn có thể bao gồm hành động nâng và cúi người nguy hiểm. Nếu ở cùng bạn đời, người thân, hoặc người có thể chăm sóc bạn, bạn nên nhờ họ chuẩn bị bữa ăn hoặc tham gia chương trình meal train (chương trình giao thức ăn miễn phí hoặc tính phí cho người mới sinh) nếu bạn sống tại Mỹ.
  4. Tương tự như khi còn nằm viện, bạn cần phải tiếp tục cử động. Bạn nên cố gắng tăng cường thời gian đi bộ thêm một vài phút mỗi ngày. Điều này không có nghĩa là bạn phải tập thể dục! Không nên đạp xe, chạy bộ, hoặc thực hiện bất kỳ một bài tập tốn sức lực nào trong ít nhất là sáu tuần sau khi sinh mổ, ít ra là bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước tiên.[14]
    • Tránh bước cầu thang càng nhiều càng tốt. Nếu phòng ngủ của bạn ở trên lầu, bạn nên dời xuống căn phòng dưới lầu trong một vài tuần đầu của quá trình hồi phục, hoặc nếu bạn không thể dời phòng ngủ, bạn chỉ cần hạn chế lượng thời gian đi lên và đi xuống cầu thang.[15]
    • Tránh nâng bất kỳ một vật dụng nào nặng hơn con của bạn, và không thực hiện bài tập gánh đùi cũng như nâng tạ.[16]
    • Tránh gập bụng hoặc bất kỳ một cử động nào gây áp lực cho phần bụng đang có vết thương của bạn.
  5. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng acetaminophen, như Tylenol. Hầu hết mọi loại thuốc giảm đau đều an toàn với phụ nữ đang cho con bú, nhưng bạn nên tránh xa aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin trong 10 đến 14 ngày sau khi phẫu thuật, vì aspirin có thể giảm khả năng đông máu. Khống chế cơn đau rất quan trọng đối với người mẹ đang cho con bú, vì nó can thiệp vào sự sản xuất hormone cần thiết để tiết sữa.[17]
  6. Nâng đỡ vết thương sẽ giảm đau và nguy cơ vết thương bị hở miệng trở lại. Bạn nên chèn một chiếc gối lên vết mổ khi ho hoặc hít thở sâu.[18]
    • Quần nịt bụng, hoặc "quần định hình bụng", thường không đem lại hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chèn ép lên vết mổ.
  7. Rửa sạch vết thương mỗi ngày với nước xà phòng ấm và thấm khô. Nếu nhân viên y tế đã dán một mẩu băng lên vết mổ, bạn nên để nó tự rơi ra, hoặc gỡ bỏ sau một tuần. Bạn có thể che chắn vết thương bằng băng gạc để tạo sự thoải mái hoặc khi nó bị chảy nước, nhưng nên nhớ thay băng mỗi ngày.
    • Tránh bôi kem dưỡng da hoặc phấn lên vết mổ. Chà xát, kỳ cọ, ngâm hoặc tắm nắng trên vết mổ sẽ làm chậm quá trình hồi phục, và có nguy cơ khiến vết mổ bị hở miệng.[19]
    • Không dùng sản phẩm có thể làm chậm quá trình hồi phục, như oxy già.[20]
    • Tắm rửa như bình thường và thấm khô vết mổ sau khi tắm. Không ngâm mình trong bồn tắm, bơi lội, hoặc ngâm vết mổ trong nước.[21] [22]
  8. Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại, không chà xát lên vết mổ.[23]
  9. Sau khi sinh mổ hoặc sinh thường, cơ thể bạn cần từ bốn đến sáu tuần để hồi phục trước khi bạn có thể tham gia vào hầu hết mọi hoạt động tình dục. Nếu sinh mổ, bạn cần phải tốn nhiều thời gian hơn để vết mổ lành lặn hoàn toàn. Bạn nên chờ cho đến khi bác sĩ của bạn cho phép bạn quan hệ bình thường.[24]
  10. Ngay cả khi bạn không sinh con theo đường âm đạo, bạn vẫn sẽ nhận thấy vệt máu màu đỏ tươi thoát ra từ âm đạo, được gọi là sản dịch, trong tháng đầu tiên sau khi sinh con. Không nên thụt rửa hoặc sử dụng băng vệ sinh dạng ống, vì chúng có thể gây nhiễm trùng, cho đến khi bác sĩ cho phép.[25]
    • Nếu máu âm đạo của bạn khá nhiều hoặc có mùi khó chịu, hoặc nếu bạn bị sốt cao trên 38°C, hãy đi khám.[26]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhiều người tin rằng nước hầm tự nhiên, đặc biệt là nước hầm từ xương, có thể giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
  • Khi phẫu thuật, lớp da mới của bạn sẽ hình thành. Da mới dễ để lại sẹo, vì vậy, sau khi phẫu thuật, bạn nên bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời trong vòng sáu đến chín tháng hoặc lâu hơn.[27]

Cảnh báo

  • Liên lạc với bác sĩ nếu vết khâu của bạn bị hở.
  • Đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào tại vết mổ, bao gồm sốt, đau nhiều, sưng tấy, nóng da, hoặc đỏ da, các vệt đỏ toả ra từ vết mổ, mưng mủ, sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, và háng.[28]
  • Nếu bụng có cảm giác nhức, chướng, cứng, hoặc đau khi tiểu tiện, có thể bạn đang bị viêm nhiễm.[29]
  • Gọi 115 để được chăm sóc khẩn cấp nếu bạn đang gặp phải triệu chứng nguy hiểm như ngất xỉu, đau bụng nặng, ho ra máu, hoặc khó thở nặng.[30]
  • Đi khám bệnh nếu bạn bị đau nhức ngực và có triệu chứng như cảm cúm.[31]
  • Nếu bạn cảm thấy buồn bã, muốn khóc, tuyệt vọng, hoặc có những suy nghĩ không hay sau khi sinh con, có thể bạn đang mắc phải triệu chứng trầm cảm sau sinh. Đây là tình trạng bình thường và xuất hiện ở hầu hết mọi phụ nữ. Bạn có thể liên lạc với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình. [32]

Bài viết wikiHow có liên quan

Mở nắp lọ có cơ cấu chống trẻ em
Trưởng thànhTrưởng thành
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Có giọng nói hayCó giọng nói hay
Mỉm cười Một cách Thường xuyên hơnMỉm cười Một cách Thường xuyên hơn
Vượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại giaVượt qua xét nghiệm ma túy bằng phương pháp tại gia
Giữ Bình tĩnh khi Tức giậnGiữ Bình tĩnh khi Tức giận
Nhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nướcNhịn ăn để giải độc cơ thể bằng nước
Rèn luyện sức khỏeRèn luyện sức khỏe
Ngừng Nghĩ ngợi Quá nhiềuNgừng Nghĩ ngợi Quá nhiều
Vượt qua trở ngại trong cuộc sốngVượt qua trở ngại trong cuộc sống
Giảm CânGiảm Cân
Nhìn trong Bóng tốiNhìn trong Bóng tối
Sống một lối sống lành mạnhSống một lối sống lành mạnh
Quảng cáo
  1. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20046556?pg=1
  2. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/basics/what-you-can-expect/prc-20014571
  3. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/basics/what-you-can-expect/prc-20014571
  4. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/fiber/art-20043983
  5. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  6. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  7. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/basics/what-you-can-expect/prc-20014571
  8. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/basics/what-you-can-expect/prc-20014571
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310?pg=2
  10. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000624.htm
  11. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000624.htm
  12. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  13. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000624.htm
  14. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000040.htm
  15. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/sex-after-pregnancy/art-20045669?pg=1
  16. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310?pg=2
  17. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  18. https://healthonline.washington.edu/document/health_online/pdf/Scars_Healing_5_11.pdf
  19. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  20. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310?pg=2
  21. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  22. http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
  23. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310?pg=2

Về bài wikiHow này

Carrie Noriega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri - Thành phố Kansas vào năm 2005. Bài viết này đã được xem 9.474 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 9.474 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo