Bước tới nội dung

Chủ nghĩa biểu hiện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Ptbotgourou (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 20:15, ngày 28 tháng 2 năm 2013 (r2.7.2) (Bot: Thêm ur:اظہاریت). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Rote Rehe II (1913—1914, Nai trong rừng II) của Franz Marc

Chủ nghĩa biểu hiện hay Trường phái biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính - xúc cảm của chủ thể (thường là cảm xúc con người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm của chính người họa sĩ. Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sự kiện đặc biệt nào đó, cũng có thể bởi sự gặp mặt-giao lưu của nhiều người hoặc sự giao lưu của những xu hướng hội họa khác nhau (như cổ điển và hiện đại).

Chủ nghĩa biểu hiện thể hiện trong nhiều dạng nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc cho đến văn học, thơ ca, nhạc kịchđiện ảnh.

Liên kết ngoài

Đối với văn học, chủ nghĩa biểu hiện có một số nét tương đồng với chủ nghĩa ấn tượng về nghệ thuật biểu hiện. Nghĩa là, chủ nghĩa biểu hiện tập trung miêu tả thế giới dựa trên những xúc cảm mang tính chất tự nhiên, mạnh mẽ, ban đầu. Chủ nghĩa biểu hiện không có ý định miêu tả thế giới như chính nó đang tồn tại. Vì thế, những gì mà nó miêu tả có thể đưa người đọc đến chỗ khó hiểu, mơ hồ, ngỡ như những vấn đề đó là siêu thực. Bản thân chủ nghĩa biểu hiện tồn tại là do những thái độ hoài nghi, bất đồng, lo ngại đối với xã hội phương Tây trước và trong thế chiến thứ nhất.

Bản mẫu:Link FA